Vùng kín nổi mụn là bệnh gì? Có chữa được không?

Vùng kín là cơ quan nhạy cảm của mỗi người, bất kể những tác động không bình thường nào cũng khiến nó bị “kích ứng”. Vì thế, khi vùng kín nổi mụn sẽ khiến nhiều người hoang mang, lo lắng cho sức khỏe sinh sản của bản thân. Cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng bệnh này nhé!

I. Vùng kín nổi mụn là dấu hiệu của bệnh gì?

Mụn ở vùng kín có 3 loại chính: mụn bọc, mụn nước và mụn thịt. Mỗi loại báo hiệu 1 số chứng bệnh khác nhau

  • Mọc mụn bọc ở vùng kín: Biểu hiện của bệnh viêm nang lông, thường không quá nghiêm trọng. Chỉ cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, khô ráo mụn sẽ tự động biến mất.
  • Mọc mụn mủ, mụn nước ở vùng kín: Có dấu hiệu sưng tấy đỏ, khi sờ vào thấy mềm, vỡ ra có mủ. Có thể là triệu chứng của bệnh mụn rộp sinh dục.
  • Mọc mụn thịt ở vùng kín: Nếu xuất hiện những mụn thịt ở môi lớn vùng kín của bạn, có màu hồng, hình dạng giống như hoa súp lơ thì rất có thể bạn đang mắc bệnh sùi mào gà. Cần đi khám phụ khoa ngay lập tức.

Ngoài ra, vùng kín nổi mụn có thể là do bị viêm âm đạo đi kèm triệu chứng ngứa rát, bỏng đỏ. Vùng kín nổi mụn to bằng quả trứng gà cũng có thể mắc viêm tuyến Bartholin, bệnh có thể gây áp-xe khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn.

II. Cách chữa nổi mụn vùng kín

Khi vùng kín nổi mụn bạn nên tới các phòng khám chuyên khoa để các bác sĩ xét nghiệm, thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Từ đó, mới có thể điều trị dứt điểm vùng kín nổi mụn.

  • Nếu là sùi mào gà, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng virus hoặc bằng phương pháp ngoại khoa là cắt đốt điện cao tần, kích hoạt miễn dịch tự thân DNA công nghệ Mỹ.
  • Nếu là mụn rộp sinh dục, bạn sẽ được hướng dẫn điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi,…
  • Nếu bị viêm âm đạo sẽ được chỉ định dùng thuốc đặt âm đạo, kết hợp kháng sinh đặc hiệu.
  • Trường hợp bị viêm tuyến Bartholin, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa hay ngoại khoa. Nội khoa: kê toa thuốc kháng sinh nếu u nang Bartholin bị nhiễm khuẩn hoặc nếu thử nghiệm cho thấy rằng có một nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Ngoại khoa: bác sĩ cân nhắc rạch bóc nang tuyến, khi các nang quá to gây khó chịu cho người bệnh hoặc người bệnh bị tái phát nhiều lần.
  • Bên cạnh đó, muốn nhanh chóng chấm dứt tình trạng này, bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng kín 2 lần mỗi ngày và thay đồ lót thường xuyên. Chọn đồ lót có chất liệu cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. 
  • Tạm thời kiêng quan hệ tình dục, không tự ý chữa trị bệnh khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ…

Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về tình trạng vùng kín nổi mụn. Sớm đi khám bệnh là lời khuyên mà chúng tôi dành cho bạn. Chỉ có khi đi khám bạn mới có thể biết được vùng kín nổi mụn là bị bệnh gì và cách chữa trị bệnh ra sao.