Tìm hiểu về chu kỳ mọc tóc và rụng tóc có phải bị ung thư hay không?

Rụng tóc có phải bị ung thư hay không? Nỗi lo sợ ấy khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ. Thực tế rụng tóc không phải là biểu hiện của bệnh ung thư như nhiều người lầm tưởng và có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, có thể do chu kỳ mọc tóc. Cùng làm rõ vấn đề này qua những thông tin dưới đây?

I. Tìm hiểu chu kỳ mọc tóc diễn ra như thế nào?

Mỗi sợi tóc trải qua chu kỳ sinh trưởng bao gồm 3 giai đoạn và trung binh nang tóc trải qua khoảng 15-30 chu kỳ trong suốt cả đời người.

  • Giai đoạn tăng trưởng (Anagen): Nang tóc bắt đầu hoạt động lại sau thời gian nghỉ ngơi. Nang tóc hình thành sợi tóc, đẩy sợi tóc nhú ra khỏi tuyến dầu bao quanh nang tóc. Thân tóc xuất hiện và hoàn thiện quá trình sừng hóa ở phía bên ngoài. Giai đoạn này kéo dài 2-4 năm ở đàn ông và 3-6 năm ở phụ nữ. Độ dài tóc mọc thêm 0,3-0,4mm một ngày và tối đa là 1cm/tháng.
  • Giai đoạn ngừng tăng trưởng (Catagen): Tóc sẽ phải trải qua hàng loạt những thay đổi, mọi hoạt động tăng trưởng trong tế bào bầu tóc ngừng lại và co về phía trước. Sự tổng hợp melanin theo đó cũng dừng lại. Phần sâu nhất của nang tóc sẽ thoái hóa trong từ 1 - 3 tuần. 
  • Giai đoạn thoái hóa (Telogen): kéo dài khoảng 5 - 6 tuần. Nang tóc không hoạt động, bộ phận sinh trưởng nằm sâu dưới lớp da, chân tóc tách khỏi nang bị co lại, bắt đầu rụng đi và nhường chỗ cho giai đoạn tăng trưởng của sợi tóc mới, chu kỳ mọc tyocs mới bắt đầu.

Việc rụng tóc xảy ra trong giai đoạn thoái hóa có thể diễn ra liên tục nhường chỗ cho một sợi tóc mới phát triển phía dưới. Ngay cả một lực kéo rất nhẹ có thể nhổ tóc được mà không hề gây đau đớn, trái ngược hoàn toàn với tóc khi đang ở trong giai đoạn tăng trưởng. Chúng ta bị mất đi 50 - 100 sợi tóc/ngày. Và thông thường trên da đầu mỗi người có khoảng 100.000 sợi tóc. Tốc độ rụng tóc tương đương với tốc độ mọc tóc nên mật độ tóc trên đầu gần như duy trì nguyên vẹn.

Tham Khảo: Rụng tóc uống vitamin gì để cải thiện?

II. Rụng tóc có phải bị ung thư?

Rụng tóc có thể xảy ra khi có sự gián đoạn trong chu kỳ mọc tóc tự nhiên bởi những yếu tố như di truyền, chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất, rối loạn nội tiết tố, lối sống thiếu lành mạnh, sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ, căng thẳng kéo dài, đang mắc một số bệnh... Vậy rụng tóc có phải bị ung thư không? 

Đúng là người mắc bệnh ung thư thường có triệu chứng rụng tóc nhiều. Nhưng người bị rụng tóc nhiều chưa hẳn đã bị mắc bệnh ung thư. Người ta hay hiểu lầm như vậy là bởi vì các bệnh nhân ung thư sau khi trải qua các quá trình hóa, xạ trị hóa chất hoặc dùng thuốc sẽ khiến cho tóc bị rụng nhiều, thậm chí là mất tóc hoàn toàn. Vì thế khi bị rụng tóc các bạn không nên quá lo lắng, phải bình tĩnh xác định đâu là nguyên nhân gây rụng tóc từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.

Hiện tượng rụng tóc do quá trình điều trị ung thư sẽ được cải thiện khi người bệnh ngừng can thiệp các phương pháp điều trị, thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp và giải tỏa tâm lý căng thẳng.

Khi thấy tình trạng rụng tóc quá nhiều và kéo dài trong thời gian dài dù bạn đã thay đổi chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, tâm lý và hạn chế các tác động xấu lên mái tóc,…. thì bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa để khám, xét nghiệm vì rất có thể bạn đã mắc một bệnh lý nào khác dẫn đến hiện tượng rụng tóc quá nhiều. Đặc biệt trong trường hợp nghi ngờ mình có khả năng mắc ung thư thì việc phát hiện sớm càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.

Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi về chu kỳ mọc tóc sẽ cho bạn có cái nhìn khái quát hơn về quá trình phát triển của nang tóc. Đồng thời biết được rụng tóc có phải bị ung thư không? Từ đó có cách xử trí và chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn. Chúc các bạn thành công!