Giải đáp: Hói trán có chữa được không?

Hói trán là hiện tượng phần tóc ở trán mọc ít, theo thời gian tóc không mọc trở lại và để lộ ra phần trán ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến bạn nhìn già hơn trước tuổi. Vậy “Hói trán có chữa được không?” tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Nguyên nhân gây hói trán

Thường nam giới có tỷ lệ hói trán nhiều hơn nữ giới. Chủ yếu là hói chữ M và 2 bên thái dương. Nguyên nhân gây hói trán đa phần là do những yếu tố sau:

  • Do di truyền
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng
  • Stress, căng thẳng trong thời gian dài
  • Ở phụ nữ, hói trán còn do thay đổi nội tiết tố ở thời kỳ mãn kinh hoặc sau sinh.

Hói trán có chữa được không?

Hói trán là một trong những kiểu hói đa phần nam giới mắc nhiều hơn nữ giới và cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng có tới 80% nguyên nhân dẫn tới hói trán là do di truyền.

Hói trán có thể xuất hiện sớm ngay cả khi bạn ở độ tuổi 20. Vậy hói trán có chữa được không?. Thực tế cho thấy việc chữa trị chứng bệnh này hoàn toàn không đơn giản. Để mang lại hiệu quả tốt nhất bạn cần có sự kiên trì và lựa chọn đúng phương pháp điều trị ngay từ đầu. Điều trị càng sớm tỷ lệ thành công càng cao.

Bị hói trán phải làm sao?

Ngoài câu hỏi “Hói trán có chữa được không?” thì câu hỏi “Bị hói trán phải làm sao?” cũng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hói ở vùng trán như do yếu tố di truyền, môi trường sống, dùng thuốc kháng sinh, stress. Mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. 

Để xác định nguyên nhân gây bệnh cách tốt nhất bạn nên đi test nang tóc chọn các cơ sở chuyên sâu về tóc và đầu khám.

- Đối với những nguyên nhân khách quan

“Đối với những nguyên nhân khách quan, hói trán có chữa được không?” câu trả lời là hoàn toàn có thể cải thiện được nếu bạn biết chăm sóc tóc đúng cách.

Một số nguyên nhân khách quan như stress, chế độ dinh dưỡng thì có thể được cải thiện nhanh chóng tóc có thể phục hồi bằng những cách như: Chăm chỉ massage da đầu lựa chọn những phương pháp tự nhiên như sử dụng tinh dầu bưởi, dầu dừa, hay dầu ô liu. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, massage da đầu, giảm căng thẳng, lựa chọn những sản phẩm chăm sóc và phục hồi tóc phù hợp… Như vậy có thể cung cấp dưỡng chất kích thích nang lông phát triển, tóc vùng trán của bạn có thể phục hồi.

- Đối với nguyên nhân chủ quan

Những nguyên nhân chủ quan như hói bẩm sinh, do di truyền cách chăm sóc cũng như phương pháp điều trị sẽ phức tạp hơn. Những trường hợp như vậy hói trán có chữa được không?. Cách duy nhất để phục hồi nang tóc  trong những trường hợp như thế chỉ có phương pháp cấy tóc.

Hiện nay, có 2 phương pháp cấy tóc là cấy tóc sinh học và cấy tóc tự thân. Bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ về điều trị lựa chọn phương pháp cấy tóc phù hợp. Hầu hết lời khuyên được đưa ra là nên chọn phương pháp cấy tóc tự thân, vì phương pháp này đem đến tỷ lệ nang lông sống sót đạt trên 95%, không để lại sẹo, sau 3 – 6 tháng nang tóc phát triển bình thường, sợi tóc mọc lên hoàn toàn là sợi tóc thật, rụng đi vẫn có thể mọc lại như bình thường, không xảy ra hiện tượng đào thải.

Click Xem thêm hình ảnh khách hàng trước và sau khi cấy tóc:

Công nghệ cấy tóc tự thân tiên tiến nhất hiện nay là công nghệ tự thân FUE và HAT đang được áp dụng tại Phòng khám cấy ghép tóc Y học Quốc tế. Đây cũng là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam chuyên sâu về lĩnh vực cấy ghép nang lông được Bộ Y tế cấp phép hoạt động.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “Hói trán có chữa được không?”. Chúc các bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp để khắc phục tình trạng hói trán của mình.